Ban giám đốc của Công ty CP Nam Dược cho biết, công ty này hoàn thành việc xây dựng nhà máy sản xuất dược phẩm theo tiêu chuẩn GMP – WHO, GSP, GLP và là một trong những doanh nghiệp đầu tiên ở phía Bắc có nhà máy sản xuất dược phẩm đạt tiêu chuẩn này.
Đến nay Nam Dược chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ và vượt bậc trên trong sản xuất và ngoài thị trường. Một số sản phẩm của công ty đã trở thành những sản phẩm đứng đầu trong dòng sản phẩm. Thương hiệu Nam Dược được phát triển vững mạnh và uy tín trong cộng đồng và giới chuyên môn.
Với Nam Dược, chất lượng sản phẩm là một trong những thước đo thành công của một doanh nghiệp. Ngoài mục tiêu không ngừng cải thiện chất lượng sản phẩm Công ty còn đặc biệt chú trọng đến trách nhiệm với xã hội, cộng đồng với nhân viên cũng như việc bảo vệ môi trường sống.
Do đó, ngay khi khởi công xây dựng nhà máy sản xuất, Nam Dược đã xác định phải áp dụng, tuân thủ những hệ thống quản lý tiên tiến trên thế giới như GMP – WHO, ISO 9001:2000, ISO 14000:2004, HACCP và SA 8000.
Các tiêu chuẩn này đến nay đã được Công ty tích hợp thành hệ thống quản lý tích hợp – IMS (Intergrated Management System). Với hệ thống quản lý tích hợp được vận hành có hiệu lực và hiệu quả, Nam Dược khẳng định tầm nhìn và sứ mệnh là đưa những sản phẩm có đẳng cấp thế giới và chất lượng vượt trội đến tay người dân Việt Nam, góp phần nâng cao tầm sức khỏe toàn dân tộc.
Trong bối cảnh cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế, Công ty CP Nam dược xác định bên cạnh việc đầu tư vào hệ thống thiết bị máy móc tiên tiến cần chú trọng tiếp cận, áp dụng các phương pháp quản lý hiện đại. Nhờ áp dụng các hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn quốc tế, Công ty đã duy trì được sự ổn định, tạo dựng được niềm tin đối với khách hàng về chất lượng sản phẩm và đáp ứng yêu cầu luật định cũng như của các bên liên quan.
Cũng theo Công ty CP Nam Dược, sau khi thực hiện TPM chỉ số OEE của Máy ép vỉ tăng khoảng 9%.
Triển khai thực hiện TPM tại Công ty đã mang lại những kết quả cải tiến ban đầu cụ thể đối với một số thiết bị, cụ thể nhưtăng chỉ số OEE lên ~ 10%, chuyển giao được được một số mục bảo dưỡng cho công nhân vận hành tự bảo dưỡng (50% – 43/86 hạng mục bảo dưỡng và sửa chữa)…
Việc này giúp duy trì máy móc thiết bị luôn ổn định, sạch sẽ, an toàn và đặc biệt là duy trì hoạt động bảo trì, bảo dưỡng định kỳ và thiết lập được thói quen tự bảo dưỡng. Những kết quả cải tiến qua 02 dự án điểm đã chứng minh hiệu quả khi triển khai áp dụng TPM, Công ty tiếp tục lên kế hoạch cải tiến tiếp theo như Tách điểm dập SKS từ trạm hàn sang trạm dao cắt hờ; Tiếp tục chuyển giao tự bảo dưỡng (từ 50% – 60%) và mở rộng triển khai áp dụng cho toàn bộ các máy trong nhà xưởng.