Áp dụng cải tiến năng suất chất lượng tại Bình Định còn nhiều hạn chế

Hiện nay, nhiều DN trên địa bàn tỉnh Bình Định đã triển khai áp dụng các công cụ cải tiến năng suất chất lượng. Tuy nhiên, nếu ở giai đoạn đầu các DN thực hiện khá tốt thì đến giai đoạn phát hiện và giải quyết vấn đề thường không thực hiện được, thậm chí nhiều DN đã quay về trạng thái ban đầu!

viewimage

Năng suất và chất lượng (NSCL) là một trong những vấn đề mấu chốt quyết định sự sống còn của DN. NSCL giúp nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế thông qua sử dụng hiệu quả các yếu tố đầu vào là “vốn” và “lao động” để gia tăng kết quả đầu ra.

DN thiếu tích cực và chủ động

Đánh giá tại hội nghị sơ kết 2 năm triển khai dự án nâng cao NSCL sản phẩm, hàng hóa chủ lực của tỉnh đến 2020 vừa được Sở KH&CN tổ chức cho thấy, dự án đã góp phần nâng cao nhận thức; một số giải pháp, công cụ, kinh nghiệm tiên tiến về NSCL được đưa vào áp dụng tại DN; qua đó nâng cao khả năng cạnh tranh của DN và đóng góp tích cực vào thực hiện các mục tiêu phát triển KT-XH. Tỉ trọng đóng góp của năng suất các yếu tố tổng hợp – TFP vào tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm địa phương tăng từ 28,36% (năm 2016) lên 29,96% (năm 2017).

Đáng chú ý, bên cạnh việc duy trì 53 DN thực hiện dự án ở giai đoạn 2011 – 2015, đã mở rộng thêm 29 DN xây dựng và áp dụng thành công các hệ thống quản lý NSCL trong sản xuất; 7 DN điểm được lựa chọn hỗ trợ thực hiện các chương trình NSCL. Các sản phẩm xuất khẩu chủ lực của tỉnh đạt yêu cầu chất lượng xuất khẩu; 29 sản phẩm hàng hóa thuộc 5 DN được chứng nhận và công bố hợp chuẩn, 2 DN tham gia và đạt giải thưởng chất lượng quốc gia.

Tuy nhiên, ông Lê Hiểu, Chi cục trưởng Chi cục Tiêu chuẩn – Đo lường chất lượng tỉnh (Sở KH&CN) cho rằng, sự tham gia của các DN – chủ thể của dự án- là thiếu tích cực và chủ động. Phần lớn DN áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng kém hiệu quả, chủ yếu tập trung giai đoạn xây dựng và áp dụng. Các DN điểm tham gia dự án với 5S-Kaizen và duy trì năng suất toàn diện – TPM ban đầu thực hiện khá tốt, nhưng đến giai đoạn phát hiện và giải quyết vấn đề thường không thực hiện được, thậm chí nhiều DN đã quay về trạng thái ban đầu.

“Nhận thức về NSCL chưa đủ để tạo ra phong trào NSCL trong mọi công việc của DN. Quan niệm về NSCL chưa theo kịp tư duy mới của thế giới, chưa xem đây là một trong những yếu tố quyết định sống còn của mỗi DN”, ông Hiểu lý giải.

Trong khi đó, thị trường cạnh tranh lành mạnh và minh bạch chưa được thiết lập đầy đủ, chưa tạo áp lực thật sự để các DN phải áp dụng các giải pháp nâng cao NSCL. Do quan niệm “bài toán” NSCL chỉ có thể giải quyết được bằng kinh phí đầu tư thiết bị, công nghệ nên việc ứng dụng các phương pháp, công cụ nâng cao NSCL chưa được quan tâm.

Huy động tối đa mọi nguồn lực

Trước xu thế hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng, việc đổi mới, ứng dụng tiến bộ KH&CN được coi là yếu tố sống còn của DN. Đã có khá nhiều DN trong tỉnh nâng cao NSCL từ 15 – 30% nhờ áp dụng mô hình quản lý tinh gọn 5S-Kaizen (5S gồm: sàng lọc, sắp sếp, sạch sẽ, săn sóc, sẵn sàng, nhằm loại bỏ các lãng phí trong sản xuất, cung cấp môi trường làm việc với tinh thần cải tiến liên tục, cải thiện tình trạng an toàn và chất lượng); mô hình năng suất toàn diện – TPM.

Đánh giá hiệu quả mang lại từ áp dụng các công cụ cải tiến NSCL 5S-Kaizen và TPM từ năm 2014 đến nay tại DN, bà Huỳnh Thị Bích Tuyền – Công ty CP Nước khoáng Quy Nhơn cho biết đã cải tiến được quy trình sản xuất hiệu quả hơn, hạn chế lãng phí, tăng năng suất. DN đã thiết lập các mục tiêu và ban hành các quy định tiêu chuẩn thực hành và đánh giá 5S để quản lý, thực hành. Công tác đánh giá 5S được tiến hành thường xuyên, tự giác và trở thành thói quen hằng ngày trong quá trình sản xuất, kinh doanh.

Tuy nhiên, vấn đề được nhiều DN đặt ra là bên cạnh công tác đào tạo, hỗ trợ kinh phí, cần thiết phải có tổ tư vấn đánh giá giúp DN trong việc thực hiện nâng cao NSCL. Để chương trình NSCL ngày càng đi vào chiều sâu và thực chất, hỗ trợ tối đa cho DN, Phó Giám đốc Sở KH&CN Nguyễn Hữu Hà nhấn mạnh: “Việc xây dựng, triển khai kế hoạch giúp DN nâng cao năng suất sản phẩm hàng hóa cần huy động mọi nguồn lực, nhằm thu hút nhiều hơn nữa DN tham gia, đem lại lợi ích thiết thực cho chính DN. Đặc biệt, người đứng đầu DN đóng vai trò quan trọng trong áp dụng và duy trì các công cụ NSCL. Bởi, quá trình cải tiến rất vất vả, khi muốn chuyển đổi cần phải tìm tiếng nói chung, cần thuyết phục được mọi người và cả lãnh đạo

Be Sociable, Share!

*

*

Top