Khái niệm Difficult to access location- Điểm khó thực hiện là gì?

Difficult to access location là gì? Điểm khó thực hiện được phát hiện và loại bỏ bởi hoạt động TPM- Total Productive Maintenance như thế nào?

Difficult to access location la gi

1. Định nghĩa điểm khó thực hiện?

Difficult to access location là những điểm khi ta thực hiện hoạt động “Vệ sinh – Bôi trơn – Siết chặt – Kiểm tra” trong hoạt động Autonomous Maintenance có thời gian thực hiện dài hơn các điểm khác.

Ví dụ cho dễ hiểu: Chúng ta vệ sinh một máy bơm nước ở vị trí A và một máy bơm nước ở vị trí B. Thời gian vệ sinh cho máy bơm A là 5 phút, thời gian vệ sinh máy bơm B là 8 phút. Vậy ta có thể khắng định rằng nếu 2 bơm nước A và B cùng loại, cùng công suất thì vị trí trí máy bơm nước B là bị trí khó vệ sinh. Tương tự với các trường hợp công việc khác.

2. Cách xác định chúng?

Cũng giống như cách xác định điểm SOC – Source of contaminate thì điểm Difficult to access location cũng được xác định khi chúng ta đi thực hiện hoạt động vệ sinh ban đầu các thiết bị máy móc. Bằng cách thực hiện từng công việc vệ sinh, kiểm tra, bôi trơn, siết chặt và ghi chép thời gian chúng ta sẽ lọc ra được các điểm, vị trí khó thực hiện.

3. Cách loại bỏ các điểm “Difficult to access location”?

Việc loại bỏ điểm “Difficult to access location” được thực hiện qua việc loại bỏ chúng thông qua kaizen. Các hình thức kaizen như thay đổi phương pháp thực hiện, cải tiến tháo lắp nhanh, quản lý trực quan… sẽ giúp giảm thời gian thực hiện.

Tùy vào số lượng các điểm khó thực hiện cũng như phạm vi thực hiện mà chúng ta có thể cân nhắc việc phân loại các điểm cần thực hiện sao cho hợp lý. Theo phương châm: Làm nhanh chóng – Hiệu quả nhanh.

Be Sociable, Share!

*

*

Top